Lịch sử Bộ đội Hàng không Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Nguồn gốc

Quân đội Nhật Bản bắt đầu quan tâm đến khinh khí cầu vào giữa thế kỉ 19, sau khi ghi nhận quân đội các nước châu Âu sử dụng. Năm 1874, người Nhật lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm bay lên tại một trường quân sự thiếu sinh quân. Nước Nhật bắt đầu chế tạo khinh khí cầu của riêng họ vào năm 1877, dựa trên một chiếc mua được của Pháp. Nhà công nghiệp Yamada Isaburô, bắt đầu phát triển khinh khí cầu hiđrô vào năm 1897. Năm 1900, ông phát minh ra khinh khí cầu hình trụ rồi bán cho Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Quân đội lần đầu tiên triển khai những khinh khí cầu này trong Chiến tranh Nga–Nhật năm 1904-1905, nhằm phát hiện pháo binh đối phương.[1][2][3]

Năm 1907, Trung tá Eisuke Yamamoto tiếp xúc với Tướng Terauchi Masatake, Bộ trưởng Lục quân và Đô đốc Minoru Saitō, Bộ trưởng Hải quân. Họ cùng xây dựng một chính sách hàng không, thành lập một đơn vị khinh khí cầu quân sự chuyên dụng. Năm 1909, cùng với Hải quân Đế quốc Nhật BảnĐại học Đế quốc Tōkyō, Rinji Gunyo Kikyu Kenkyukai (tức Hội Nghiên cứu Khinh khí cầu Quân sự Lâm thời) được thành lập. Hội do Thiếu tướng Masahiko Obama làm chủ tịch và tiếp tục thúc đẩy chính sách hàng không của Nhật Bản cho đến năm 1920.[2] Trong tháng 3 năm đó, Trung úy Lục quân Hino và Kĩ sư Hải quân Sanji Narahara mỗi người thiết kế một chiếc máy bay. Narahara đã bay chiếc máy bay này vào ngày 5 tháng 5 năm 1910, trở thành phi cơ đầu tiên do Nhật Bản chế tạo làm được như vậy. Các thiết kế sau đó đều không thành công, Lục quân và Hải quân quyết định sử dụng máy bay nhập từ nước ngoài cho đến khi có thể xây dựng đủ trình độ kĩ thuật ở Nhật Bản để thiết kế máy bay của riêng mình.[4][1]

Năm 1910, hội cử Đại úy Yoshitoshi Tokugawa và Đại úy Hino Kumazō lần lượt sang Pháp và Đức để nhận đào tạo phi công và mua máy bay.[5] Quân đội Nhật Bản đã mua chiếc phi cơ đầu tiên, đó là một chiếc hai tầng cánh Farman và một chiếc cánh đơn Grade, được các sĩ quan từ Tây Âu mang về.[5] Vào ngày 19 tháng 12 năm 1909, Cơ trưởng Yoshitoshi Tokugawa trên chiếc Farman III đã thực hiện chuyến bay chạy bằng năng lượng đầu tiên thành công trên đất Nhật Bản tại Sân diễu hành Yoyogi ở Tokyo.[2] Năm sau, 1911, một số máy bay khác đã được nhập khẩu, một phiên bản cải tiến của máy bay hai tầng cánh Farman III là Kaishiki Số 1, được chế tạo và bay tại Nhật Bản bởi Đại úy Togugawa.[5] Cũng trong năm 1911, một quyết định chính sách được đưa ra, chính thức tách không lực Lục quân và Hải quân thành hai nhánh riêng biệt.[4]

Máy bay biên chế lục quân đầu tiên của Nhật Bản
NămMáy bayLoạiSố
1910FarnhamIII1
Gradecánh đơn1
1911không rõkhông rõ
KaishikiSố 11

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Năm 1914, khi chiến tranh bùng nổ, quân Nhật bao vây thuộc địa Thanh Đảo của Đức, máy bay của lục quân và hải quân tiến hành nhiều hoạt động trinh sát và oanh tạc. Đoàn Không quân Lâm thời gồm bốn chiếc Maurice Farman MF.7 hai tầng cánh và một chiếc Nieuport VI-M đơn cánh đã thực hiện hết 86 phi vụ.[6] Vào tháng 12 năm 1915, một tiểu đoàn không quân hợp từ 1 đại đội không quân và 1 đại đội khinh khí cầu được thành lập dưới Vận tải Lục quân chỉ huy bộ, đặt tại Tokorozawa. Vận tải Lục quân chỉ huy bộ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động trên không. Tổng cộng 10 máy bay đã được bổ sung vào Bộ đội Hàng không Lục quân vào những năm 1914 và 1915.[7]

Một số phi công Nhật Bản đã phục vụ cho đoàn bay Pháp trong cuộc chiến. Shigeno Kiyotake gia nhập đoàn bay vào tháng 12 năm 1914. Ông là thành viên của liên đoàn quân át chủ bài của Pháp, được xác nhận đã bắn hạ hai máy bay Đức, sáu máy bay chưa được xác nhận . Ông được trao tặng Ordre national de la Légion d’honneur, huân chương cao quý nhất của nước Pháp. Kobayashi Shukunosuke trở thành phi công được cấp phép vào tháng 12 năm 1916, tử trận trong Trận tiến công mùa Xuân 1918. Sau này ông được truy tặng giải thưởng Croix de Guerre. Isobe Onokichi, Ishibashi Katsunami, Masaru Kaiya (Hải quân), Tadao Yamanaka, Masatoshi Takeishi, Isakitchy Nagao và Moro Goroku, một kĩ sư máy bay của Kawasaki, cũng từng phục vụ trong Đoàn bay Pháp.[8][9]

Phái bộ quân sự Pháp tới Nhật năm 1918-1919.Cuộc can thiệp ở Siberia

Sau cuộc chiến

Tuy nhiên, cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thì người ta mới nghiêm túc chú ý đến hàng không quân sự. Các nhà quan sát quân sự Nhật Bản ở Tây Âu đã nhanh chóng nhận ra lợi thế của công nghệ mới này, và sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản mua một số lượng lớn máy bay quân sự dư thừa. gồm 20 chiếc Sopwith 1½ Strutter, 3 chiếc Nieuport 24 và 6 chiếc Spad. Để đối phó với sự gia tăng số lượng máy bay này, ngôi trường dạy bay đầu tiên đã thành lập tại Tozorozawa (Tokorozawa Rikugun Koku Seibi Gakkō), sau đó là Akeno và Shimoshizu.[10] Một phái bộ quân sự Pháp được mời đến Nhật nhằm giúp phát triển ngành hàng không. Sứ mệnh này do Jacques-Paul Faure đứng đầu, gồm 63 thành viên để thiết lập các nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực hàng không Nhật Bản, sứ mệnh cũng mang theo một số phi cơ, gồm 30 chiếc Salmson 2A2 cũng như 2 chiếc Caquot điều khiển được. Năm 1919, 40 chiếc Nieuport, 100 chiếc Spad XIII và 2 chiếc Breguet XIV. Trong thời gian này, máy bay Nhật Bản đã có vai trò chiến đấu trong cuộc can thiệp ở Siberia năm 1920 chống lại Hồng quân Bolshevik gần Vladivostok.

Kawasaki Kiểu 88

Sản xuất được máy bay

Nhà máy sản xuất phi cơ đầu tiên ở Nhật Bản, Công ti Phi hành cơ Nakajima, được thành lập năm 1916, nhận giấy phép chế tạo Nieuport 24, Nieuport-Delage NiD 29 C.1 (với tên gọi Nakajima Ko-4) cũng như động cơ Hispano-Suiza. Nakajima sau đó sản xuất theo giấy phép chiếc Gloster SparrowhawkBristol Jupiter. Tương tự, Công ti Công nghiệp nặng Mitsubishi cũng bắt đầu lắp ráp máy bay theo giấy phép của Sopwith vào năm 1921, Công ti Công nghiệp nặng Kawasaki sản xuất bộc kích cơ Salmson 2 A.2 từ Pháp, đồng thời thuê nhiều kĩ sư Đức, đơn cử như Tiến sĩ Richard Vogt, để sản xuất các thiết kế máy bay ném bom sơ khởi như Kiểu 88. Ngoài ra, Kawasaki còn sản xuất động cơ máy bay theo giấy phép của BMW. Vào cuối những năm 1920, Nhật Bản đã có thể sản xuất những thiết kế độc quyền, đáp ứng được nhu cầu của Lục quân, và đến năm 1935, Nhật Bản đã trữ được một lượng lớn các thiết kế phi cơ bản địa có kĩ thuật tinh vi.

Tái tổ chức

Năm 1919, lực lượng không quân lục quân của Đế quốc Nhật Bản được tổ chức thành một chuỗi chỉ huy riêng trong Bộ Chiến tranh Nhật Bản. Tháng 5 năm 1925, Bộ đội hàng không Đế quốc Nhật Bản chính thức được thành lập dưới sự chỉ huy của Trung tướng Kinichi Yasumitsu, được coi như binh chủng ngang hàng với pháo binh, kỵ binh hoặc bộ binh,[11] và có 3.700 quân nhân với khoảng 500 máy bay.[11] Trong một cuộc tái tổ chức vào ngày 5 tháng 5 năm 1927, lập ra Liên đội bay (飛行連隊 (Phi hành liên đội), Hikō Rentai?), mỗi liên đội gồm hai tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn bao gồm tối đa bốn phi đoàn. Mỗi Liên đội bay là một đơn vị hợp thành, gồm hỗn hợp các phi đoàn chiến đấu cơ, quan trắc cơ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ đội Hàng không Lục quân Đế quốc Nhật Bản http://www.crossandcockade.com/uploads/RisingSun.p... http://www.j-aircraft.com/ http://www.j-aircraft.com/captured/ http://markkaiser.com/japaneseaviation/jaafstructu... http://www.warbirdforum.com/jaaf.htm http://www.warbirdpix.com/ http://albindenis.free.fr/Site_escadrille/Pilotes_... http://www.fai.org/sites/default/files/documents/c... http://www.j-aircraft.org/xplanes/ //www.worldcat.org/issn/1243-8650